Ea49F1Ddb7 Jpeg

Tác dụng bất ngờ của vàng bạc châu báu

Tác Dụng Bất Ngờ Của Vàng Bạc Châu Báu 1Không chỉ là kim loại quý, chúng còn có tác dụng trong y khoa như chữa bệnh ung thư, viêm khớp…

1. Sapphire

Sapphire là một loại đá quý nổi tiếng trong ngành chế tác đồ trang sức. Ẩn sau màu sắc tuyệt đẹp và sống động của nó tiềm tàng một công dụng đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành: quang phổ hồng ngoại của ánh sáng.

Sapphire được sử dụng để tạo ra một số máy laser hồng ngoại hiệu quả nhất. Để thể hiện sự thống trị hoàn toàn của mình, sapphire còn có khả năng hấp thụ hồng ngoại.

Nếu sapphire được sử dụng một cách thích hợp, nó hoàn toàn có thể vô hình với ánh sáng hồng ngoại. Vì vậy, phủ một chiếc xe (hoặc thậm chí quần áo) với hợp chất sapphire đặc biệt có thể khiến cho nó hoàn toàn vô hình dưới kính hồng ngoại và máy ảnh.

2. Kim cương

Không phải tất cả các viên kim cương đều sáng bóng như chúng ta thấy tại các cửa hàng đồ trang sức. Phần lớn trong số chúng là những khối đen không hấp dẫn, tuy nhiên kim cương vẫn là loại đá quý có giá trị.

Nhiều ngành công nghiệp đã nghiền chúng thành bụi, sau đó sử dụng như là vật liệu phủ cho lưỡi cưa, mũi khoan, mũi mài để tạo ra các công cụ siêu sắc bén có thể cắt được hầu hết bất kỳ kim loại nào.

Kim cương còn có thể được sử dụng để làm tấm tản nhiệt, cửa sổ siêu bền và thậm chí cả loa chất lượng cao. Nó cũng là người bạn tốt nhất của nhà khoa học – họ sử dụng chúng để tạo ra một số công cụ thú vị như laser và các vật dụng đặc biệt để mô phỏng lực hút giữa các hành tinh lạ.

Tác Dụng Bất Ngờ Của Vàng Bạc Châu Báu 1

3. Vàng

Vàng tuy không phải có giá trị nhất, hiếm nhất, nhưng chắc chắn là phổ biến nhất. Trong thực tế, vàng là một trong những vật liệu linh hoạt nhất trên hành tinh.

Ngoài việc sử dụng đóng vai trò như tiền, đồ trang sức và giúp ích trong ngành nha khoa, vàng còn được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ, vàng là một thành phần quan trọng trong nhiếp ảnh, in ấn, chế tạo tàu vũ trụ, nấu ăn, động cơ phản lực, công nghệ nano, sơn và y học…

Riêng đối với y học, người ta bắt đầu khai thác tiềm năng của vàng như tiêm vàng có thể chữa viêm khớp. Lý do là bởi muội vàng có thể giảm sưng, giảm đau khớp, làm cứng khớp.

4. Bạc

Liệu bạn có biết rằng trong chiếc tất kháng khuẩn chống mùi hôi bạn đang sử dụng có thể có chứa bạc? Bên cạnh nhiều công dụng trong nha khoa, chế tác đồ trang sức, quang học và nhiếp ảnh, bạc cũng có một số đặc tính kháng khuẩn đặc biệt.

Nó có thể ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong vải, giúp khử mùi hiệu quả. Do vậy, ngành công nghiệp quần áo cao cấp sử dụng khá nhiều bạc – dưới hình thức bạc nano để giúp khử mùi quần áo.

Khả năng kháng khuẩn của bạc cũng khiến kim loại này trở nên phổ biến hơn trong thế giới y học như chất khử trùng và sát trùng hiệu quả.

5. Bạch kim

Bạch kim là một trong những kim loại quý trên Trái đất, thậm chí vượt qua cả vàng. Kim loại này còn có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh ung thư.

Một hợp chất có sự tham gia của bạch kim với tên gọi cisplatin là một trong những loại thuốc ung thư hàng đầu thế giới. Một số bệnh ung thư (như ung thư tinh hoàn) rất “dị ứng” với cisplatin và phương pháp chữa trị này có hiệu quả 5-8%; tỷ lệ chữa khỏi thông thường là 10%.

6. Palladium

Palladium là anh em họ với bạch kim, được sử dụng trong chế tác đồ trang sức và đóng vai trò như một thành phần của vàng trắng.

Kim loại này có khả năng lưu giữ hydro tồn tại bên trong nó, chính điều này khiến Palladium trở thành một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu tế bào nhiên liệu.

Trong thực tế, Palladium được coi là chìa khóa để tạo ra các loại tế bào nhiên liệu tốt, rẻ hơn. Nó giúp sản xuất được nhiều máy móc thân thiện với môi trường – thành tích ấn tượng khi các nguồn nhiên liệu của chúng ta đang trở nên khan hiếm.

7. Iridium

Iridium là một trong những vật liệu hiếm và đắt nhất, chỉ sản xuất 3 tấn mỗi năm. Bên cạnh tác dụng chế tác làm đồ trang sức, iridium còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Iridium là một trong những vật liệu có độ cứng cao, gần như miễn nhiễm với ăn mòn và nhiệt. Trong thực tế, nó chỉ có thể tan chảy ở nhiệt độ trên 2.000° C.

Điều này đã khiến cho kim loại này trở nên hữu ích đối với những dụng cụ cần xử lý nhiều áp lực. Kết hợp với các hợp kim khác, iridium được sử dụng để tạo ra các vật dụng cơ bản như bugi, nồi nấu kim loại, góc phương vị la bàn và đồng hồ đeo tay.

Nhipcausuckhoe.com.vn (Theo Kenh14)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *