Cls35 Logo News Jpg

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc nói chung phải đảm bảo an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây phản tác dụng dẫn đến những phản ứng như dị ứng, nhiễm độc, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng hoặc nghiêm trọng hơn nữa vi khuẩn sẽ kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị về sau nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi

Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh

1.Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Chỉ có bác sĩ điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?

2.Phải chọn đúng loại kháng sinh để quá trình điều trị hiệu quả hơn

3.Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, trẻ em, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh

4.Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5.Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày

6.Không trộn lẫn các kháng sinh khác nhau khi dùng. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.

7.Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm

8.Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ vì đây là thuốc đòi hỏi chuyên môn

Các kháng sinh sử dụng theo tuyến.

– Tuyến xã:

Khuyến khích sử dụng kháng sinh đường uống.

Trường hợp phải dùng kháng sinh đường tiêm thì dùng đường tiêm bắp, khuyến khích tiêm mông.

Tuân thủ nguyên tắc tiêm an toàn.

Tuyến huyện:

+ Như tuyến xã.

+ Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, phối hợp trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

+ Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng không cải thiện sau 2 ngày điều trị.

– Tuyến tỉnh và tuyến trung ương:

+ Làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn.

+ Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.

+ Sau 72 giờ điều trị, nếu tình trạng bệnh không cải thiện thì phải thay đổi kháng sinh.

+ Dừng sử dụng kháng sinh ngay khi không cần thiết.

Benh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *