11Fbc71F69 Jpeg

Nhìn lại 1 tháng xung đột Israel – Hamas

Xung đột nổ ra vào ngày 7-10 khi nhóm vũ trang Hamas bất ngờ tấn công Israel, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng tại quốc gia này, giới chức Isral cho biết.

Các cuộc tấn công đáp trả của Israel đến giờ đã cướp đi sinh mạng của gần 9.500 người tại Gaza, theo số liệu của cơ quan y tế Gaza.

Ngày 5-11 đánh dấu tròn 30 ngày giao tranh của cuộc xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas. Dưới đây là những diễn biến chính trong 1 tháng qua.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 1.

Người dân đi trên một đống đổ nát ở TP Gaza sau cuộc không kích hôm 12-10 của Israel. Ảnh: Reuters

6 giờ 30 phút ngày 7-10: Rốc-két ồ ạt nã vào Israel

Còi báo động không kích bắt đầu rền vang ở Jerusalem vào khoảng 6 giờ 30 phút sáng (giờ địa phương), cảnh báo người dân về cuộc tấn công đang diễn ra. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), khoảng 2.200 quả rốc-két đã được các tay súng Hamas bắn vào miền Nam và miền Trung của Israel, bao gồm Tel Aviv và Jerusalem.

Trong khi đó, Hamas tuyên bố ít nhất 5.000 quả rocket đã được bắn, tất cả đều rơi xuống miền Nam và miền Trung của Israel.

Các tay súng Hamas lái mô-tô xông vào các khu vực bị phong tỏa của Dải Gaza, nổ súng nhắm vào người định cư Do Thái, cũng như người dân tại kibbutzim (mô hình cộng đồng nông thôn) và các thị trấn nhỏ.

Các đoạn video được công bố cho thấy các tay súng Hamas bắt người dân Israel làm con tin và đưa họ qua biên giới Gaza.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 2.

Hệ thống phòng không “Mái vòm sắt” của Israel ngăn chặn tên lửa phóng từ Gaza. Ảnh: Reuters

Ngày 7-10: Israel đáp trả dữ dội

Mohammed Deif, chỉ huy Lữ đoàn Al Qassam của Hamas với biệt danh “Người trong bóng tối”, nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Chiến đấu cơ Israel không kích đáp trả ở Gaza.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc điện đàm rằng Mỹ “lên án” cuộc tấn công của Hamas và ủng hộ Israel.

Trong bài phát biểu trên truyền hình từ Nhà Trắng, Tổng thống Biden nói: “Israel có quyền bảo vệ người dân và đất nước của họ”.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 4.

Một ngôi nhà ở Israel bị phá hủy sau đợt tấn công rốc-két hôm 7-10 của nhóm vũ trang Hamas. Ảnh: AP

8-10: 30 cảnh sát Israel thiệt mạng

Ít nhất 30 cảnh sát Israel thiệt mạng trong cuộc giao tranh, chủ yếu ở TP Sderot – Israel, nơi các tay súng Hamas chiếm quyền kiểm soát đồn cảnh sát.

Giới chức Israel khi đó thông báo giao tranh diễn ra ở 6 khu vực, bao gồm Sderot – thành phố cách Gaza khoảng 3 km.

Ngày 9-10: Lệnh “bao vây toàn diện Gaza” được ban bố

Còi báo động vang lên ở miền Bắc của Israel, kêu gọi người dân trú ẩn. IDF thông báo ít nhất hai quả tên lửa đã được bắn về Bắc Israel từ Lebanon, một quả trong đó rơi xuống lãnh thổ Lebanon.

Một quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ xác nhận 9 công dân Mỹ thiệt mạng ở Israel, đồng thời khẳng định con số này có thể gia tăng.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 5.

Ảnh chụp tại tang lễ của một nạn nhân thiệt mạng trong đợt tấn công TP Haifa – Israel hôm 13-10 của nhóm vũ trang Hamas. Ảnh: Reuters

IDF thông báo huy động 300.000 quân dự bị – đợt điều động lớn nhất và nhanh nhất trong lịch sử Israel.

Hamas đe dọa giết từng con tin Israel và quay phim các vụ hành quyết nếu Israel không ngừng ngay các cuộc không kích ở Gaza.

Ngày 10-10: Israel gỡ bỏ “mọi hạn chế”

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Yoav Gallant đến miền Nam của Israel, nói với các binh sĩ Israel rằng chiến dịch đáp trả “quy mô toàn diện” sẽ được triển khai và ông đã “gỡ bỏ mọi hạn chế”.

“Hamas muốn thay đổi tình hình Gaza. Gaza sẽ thay đổi 180 độ. Hamas sẽ phải hối tiếc” – Bộ trưởng Gallant nhấn mạnh.

Ngày 13-10: Lệnh sơ tán diện rộng được ban bố

IDF kêu gọi “toàn bộ cư dân TP Gaza sơ tán” và di chuyển về phía Nam vì sự an toàn của họ.

Chuyến bay đầu tiên sơ tán công dân Mỹ khỏi Israel khởi hành đến châu Âu.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 7.

Người dân TP Gaza nhận lệnh sơ tán khẩn vào ngày 13-10. Ảnh: Reuters

Ngày 14-10: Nỗ lực sơ tán diện rộng bị hoãn ở biên giới Ai Cập

Ai Cập, Israel và Mỹ đồng ý cho người nước ngoài ở Gaza đi qua biên giới Rafah để vào Ai Cập, gây ra làn sóng hỗn loạn đổ về biên giới phía Nam.

IDF thông báo họ đang chuẩn bị triển khai “một cuộc tấn công tổng hợp và phối hợp từ trên không, trên biển và trên đất liền”, với trọng tâm là “chiến dịch trên bộ quy mô lớn”.

Ngày 15-10: Tình hình Gaza “không thể xấu hơn”

Bà Sari Bashi, giám đốc phụ trách chương trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chia sẻ với ABC News Live rằng tình hình ở Gaza “không thể xấu hơn”.

“Người dân buộc phải uống nước chưa qua xử lý vì giá nước đóng chai đã tăng lên mức hầu hết mọi người không thể mua. Điện mất trong khi thực phẩm trở nên khan hiếm. Ngay cả máy phát điện khẩn cấp của bệnh viện cũng sắp hết nhiên liệu và nguồn cung cũng cạn kiệt” – bà Bashi nói.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 8.

Người dân Palestine sơ tán trong bối cảnh Israel không kích đáp trả nhóm vũ trang Hamas. Ảnh: Reuters

Ngày 16-10: Tổng thống Biden lên kế hoạch đến Trung Đông

IDF cho biết số con tin bị Hamas bắt giữ đã lên đến 199 trong khi Hamas tuyên bố giam giữ 200-250 con tin.

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Biden sẽ đến Israel.

Ngày 17-10: Nổ tại bệnh viện al-Ahli, hàng trăm người mất mạng

Lầu Năm Góc xác nhận 2.000 lính Mỹ đã được đặt vào tình trạng sẵn sàng đến Trung Đông.

Cơ quan Y tế Gaza cho biết ít nhất 500 người thiệt mạng trong vụ nổ tại bệnh viện al-Ahli ở trung tâm TP Gaza, nơi được sử dụng làm chỗ trú ẩn cho hàng ngàn người sơ tán.

IDF phủ nhận trách nhiệm, nói rằng vụ phóng tên lửa thất bại của nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine đã gây ra vụ nổ nêu trên.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với ABC News rằng Washington vào thời điểm này “chưa biết tên lửa đến từ đâu”.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 10.

Trẻ em được đưa bằng xe cứu thương đến bệnh viện Shifa sau vụ nổ tại bệnh viện al-Ahli gần đó. Ảnh: Reuters

Ngày 18-10: Tổng thống Biden đến Israel

Tổng thống Biden đến Israel vào sáng 18-10 (giờ địa phương) và được Thủ tướng Netanyahu chào đón tại Sân bay Ben Gurion gần Tel Aviv.

Đứng cạnh Thủ tướng Netanyahu, Tổng thống Biden khẳng định ông “tự hào khi có mặt ở đây”.

Ông chủ Nhà Trắng đồng thời cam kết cung cấp mọi nguồn viện trợ Israel cần để tự vệ.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 11.

Tổng thống Mỹ Joe Biden được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chào đón khi đến thăm Israel tại Tel Aviv vào ngày 18-10. Ảnh: Reuters

Ngày 19-10: Israel chuẩn bị chiến dịch trên bộ

Trong chuyến bay trở về Washington, Tổng thống Biden chia sẻ với các phóng viên rằng ông đã nói chuyện “thẳng thắn” với các nhà lãnh đạo Israel và Ai Cập về việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho thường dân bị mắc kẹt ở Gaza.

Tổng thống Biden đồng thời cho biết ông đã đàm phán thỏa thuận mở cửa khẩu Rafah ở miền Nam Gaza để cho phép tối đa 20 xe tải chở hàng viện trợ đi qua.

Ông Avi Dichter, một quan chức an ninh Israel, nói với ABC News rằng Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza có tổng cộng 50.000 tay súng. Ông cho biết thêm quân đội Israel đã huy động hơn 400.000 binh sĩ và đã “được bật đèn xanh” để tiến vào Gaza thực hiện sứ mệnh “tiêu diệt Hamas”.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 13.

Xe tải chở hàng viện trợ khẩn cấp đến Gaza hôm 21-10. Ảnh: Reuters

Ngày 23-10: Xung đột bước sang ngày thứ 16

Số người thiệt mạng ở Gaza đã vượt ngưỡng 5.000 người khi xung đột Israel-Hamas bước sang ngày thứ 16, báo The Guardian dẫn nguồn Cơ quan Y tế Gaza cho biết.

Ngày 24-10: Israel “sẵn sàng” cho giai đoạn tiếp theo của xung đột

Quân đội Israel thông báo họ đã tấn công hơn 400 mục tiêu khủng bố trong 24 giờ trước đó, đồng thời nhấn mạnh lực lượng của họ “sẵn sàng và quyết tâm” thực hiện giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Ngày 25-10: Nỗ lực nhân đạo bị đe dọa

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) cảnh báo nỗ lực cứu trợ ở Gaza sẽ phải dừng lại trừ khi nguồn cung cấp nhiên liệu đến được vùng lãnh thổ bị phong tỏa này.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 14.

Ảnh chụp binh sĩ Israel trong một chiến dịch trên bộ ở Gaza. Ảnh: Reuters

Ngày 26-10: Bộ binh Israel đột kích trong đêm

Được hậu thuẫn bởi xe tăng và máy ủi bọc thép, bộ binh Israel phát động một cuộc đột kích trong đêm nhằm vào phía Bắc của Dải Gaza từ ngày 25-10 đến ngày 26-10.

Quân đội Israel cho biết chiến dịch trên được triển khai nhằm tìm kiếm hệ thống đường hầm và đánh giá khả năng đáp trả của Hamas.

Ngày 27-10: Israel đẩy mạnh tấn công

Israel tăng cường các hoạt động trên không và trên đất liền ở Dải Gaza. Quốc gia này cho biết lực lượng bộ binh của họ đang gia tăng hỏa lực và quy mô hoạt động.

Tổ chức Lưỡi liềm Đỏ, UNICEF và các nhóm viện trợ khác cho biết họ đã mất mọi liên lạc với nhân viên bên trong Gaza.

Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của Palestine, Paltel, cho biết các kết nối điện thoại và dịch vụ internet của họ đã bị cắt.

Ngày 28-10: Thị trấn Beit Hanoun và Bureij bị tấn công

Bộ binh Israel tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các thị trấn Beit Hanoun và Bureij ở Dải Gaza.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 16.

Xe thiết giáp của IDF chờ máy ủi bọc thép mở đường ở Gaza hôm 29-10. Ảnh: Reuters

Ngày 31-10: Israel triển khai hệ thống phòng không mới

Lực lượng Houthi ở Yemen phóng một số tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái về phía Israel, đồng thời cảnh báo về nhiều cuộc tấn công sắp tới.

IDF tuyên bố lần đầu tiên tiêu diệt một số máy bay không người lái trên biển Đỏ bằng hệ thống phòng không Arrow mới.

Lữ đoàn Al-Quds và Lữ đoàn Tử đạo Al-Aqsa lần đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công tổng hợp nhắm vào IDF kể từ ngày 19-10.

Ngày 1-11: Israel tấn công trại tị nạn, tiêu diệt chỉ huy cấp cao của Hamas

Một đơn vị thiết giáp của Israel được phát hiện ở phía Tây của thị trấn Al-Mughraqa thuộc Dải Gaza.

Israel không kích trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza. Hamas khẳng định cuộc tấn công khiến 400 người thương vong.

Israel xác nhận cuộc không kích nêu trên, nói rằng hỏa lực của họ đã đoạt mạng chỉ huy Hamas Ibrahim Biari, người bị Israel nghi ngờ là đóng vai trò quan trọng trong cuộc tấn công hôm 7-10.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 17.

Một nạn nhân được hỗ trợ sau cuộc không kích của Israel ở Gaza hôm 30-10. Ảnh: Reuters

Ngày 2-11: Israel “bao vây hoàn toàn TP Gaza”

Người phát ngôn Lực lược Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari ngày 2-11 cho biết quân đội Israel đã “bao vây hoàn toàn TP Gaza” và “đang chiến đấu tổng lực”

Israel không kích nhiều khu vực quanh bệnh viện Al-Quads ở Gaza.

Lữ đoàn Al-Quds tuyên bố đã thực hiện một cuộc tấn công bằng thiết bị gây nổ tự chế và vũ khí hạng nhẹ nhằm vào IDF ở khu vực Jaba tại Bờ Tây.

Ngày 3-11: Thủ tướng Netanyahu ra tối hậu thư cho Hamas

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố “Israel sẽ không dừng lại khi chưa chiến thắng”. Ông giải thích rằng thắng lợi của Israel là “tiêu diệt Hamas, đạt được sự trao trả con tin cũng như khôi phục an ninh cho công dân và trẻ em của Israel”.

NhìN LạI 1 TháNg Xung độT Israel - Hamas - ẢNh 18.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ “tấn công tổng lực” cho đến khi toàn bộ con tin được thả. Ảnh: Reuters

Thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon, Hassan Nasrallah, lần đầu lên tiếng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ.

Ông ca ngợi cuộc tấn công hôm 7-10 của Hamas, đồng thời nhận định một trong những sai lầm lớn nhất mà Israel đang mắc phải trong cuộc xung đột với Hamas ở Dải Gaza là theo đuổi những mục tiêu mà họ không thể đạt được.

Ngày 4-11: Thương vong tiếp tục gia tăng

Quân đội Israel khẳng định chiến dịch trên bộ của họ ở Bắc Gaza vẫn tiếp tục và các binh sĩ đã ngăn chặn “nhiều nỗ lực” của Hamas nhằm tấn công quân đội Israel từ hệ thống đường hầm và các khu quân sự. Quân đội Israel cho biết thêm họ đã đoạt mạng “một số” chiến binh Palestine.

Theo Bộ Y tế Gaza, ít nhất 9.488 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel không kích đáp trả Hamas.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *