Khám phá những món bún ở Nam Bộ

“Bún” đã trở thành món đặc sản của Nam Bộ, với bát bún đậm đà hương sắc ruộng đồng vẫn là nét văn hóa đáng tự hào của người Việt nói chung và người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng.

Dù đơn giản hay cầu kì, các món bún đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống những người dân quanh năm sống với mảnh đất miệt vườn sông nước. read more

Canh cá nấu chua kiểu miền Nam

Canh cá kiểu miền Nam dễ ăn với cách chế biến không quá cầu kỳ. Thử làm món cá diêu hồng theo cách của người Nam để có bữa cơm ngon cho cả gia đình nhé!

Với hương vị lạ của món canh cá nấu chua kiểu miền Nam sẽ làm cho gia đình bạn thích thú cho mà coi. read more

Nhớ hương vị canh chua Nam Bộ

Mỗi lần tết đến hoặc đi xa trở về quê cũ, nếu được thưởng thức món canh chua, ngửi mùi “huyền diệu” của các loại rau sau vườn, lòng ta sẽ dậy lên nỗi nhớ khôn nguôi. Hiếm có món ăn nào gắn bó với hương quê, với tình tự dân tộc như món canh chua Việt. Nhà văn Sơn Nam cho rằng, món ăn miền Nam vừa hào phóng vừa đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Hào phóng vì nó kết hợp với nhiều loại rau, mỗi loại đều có vị thuốc nhằm điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể; đồng thời góp phần kích thích tiêu hóa, làm cho ngon miệng.

Nhớ Hương Vị Canh Chua Nam Bộ 1Nguyên liệu bắt mắt cho một nồi canh ngon

Có tới hàng chục cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau cho nồi canh chua. Các bà nội trợ hay dùng chanh, me, giấm. Với người sành điệu, những thợ nấu tài hoa bao giờ cũng coi nồi canh chua như một “thang thuốc” với đủ thành phần dinh dưỡng và các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng nên đã dày công nghiên cứu, chọn ra nguyên liệu, gia vị hoàn toàn Việt. Người thưởng thức chỉ nếm thôi cũng đủ biết tay nghề của thợ nấu thế nào. read more

Về Nam Bộ thưởng thức cá lóc nướng trui

Nói về món ngon, đặc sản Nam Bộ thì vô số kể. Từ thuở khẩn khoang mở đất, thiên nhiên Nam Bộ đã ưu đãi ông cha ta một vùng sông nước mênh mông với rất nhiều sản vật tươi ngon: tôm cá dưới sông, rau trái ngọt trên bờ.

Với tính tình cần cù chịu thương chịu khó, ông cha ta đã biến vùng đất năm xưa này thành nơi cư dân sinh sống đông đúc, trù phú, giao thương tấp nập. Chính vì vậy, Nam Bộ cũng được xem là phong phú nhất nhì nước ta, với những món ăn phong phú, cách chế biến dân dã nhưng hương vị hết sức đậm đà, khó quên. read more

Món ăn lạ miệng từ trái bần

Trái bần khi còn xanh rất chát, nhưng khi chín tới thì mềm và cho nhiều nước chua chua. Đặc biệt là trái bần ổi, bên trong ruột khi chín ửng hồng, cho vị chua thanh mát. Từ lâu, người Nam Bộ đã biết chế biến những món ăn lạ miệng từ trái bần, tạo nét đặc trưng riêng của quê hương mình.

Cây bần vốn là loại cây rất đỗi quen thuộc của người dân vùng Nam Bộ bên dòng Mê Kông. Cây bần mọc dọc theo bờ sông, kênh, rạch. Trái bần chua chua, chát chát, trẻ con hay hái xuống chấm chút muối ớt ăn chơi như quà vặt. Người dân Nam Bộ ví trái bần như một loại trái chung tình, dù nghèo (bần hàn) nhưng sẻ chia, gắn bó với vùng đất và con người Nam Bộ từ rất lâu đời. read more

Ăn bánh tráng, bánh canh ở Trảng Bàng

Quả danh bất hư truyền! Dù thương hiệu bánh canh Trảng Bàng giờ đã lan khắp nơi, nhưng về đúng quê gốc món ngon vẫn tuyệt thú. Nóng bốn bề vây phủ quyện với làn khói nóng hổi từ tô bánh thơm phức tỏa lên. Múc một muỗng nước lèo trong veo lăn tăn hoa mỡ nóng bỏng húp thử, vị ngọt đậm đà tinh tế của xương hầm, gạo thơm, hành lá, gia vị, tiêu cay hòa quyện như thấm vào từng tế bào khiến gương mặt rịn đầy mồ hôi nào cũng ngỡ ngàng tỉnh hẳn.

Nghe nói Núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ khánh thành thêm tuyến cáp treo, nhóm bạn cao nguyên bèn quẳng ba-lô lên một chiếc Jeep mui trần du nam. Vừa bềnh bồng trôi trên đỉnh núi mát lạnh xuống, lập tức choáng váng bởi cái nắng hừng hực ập vào. Nhưng tiếng reo “Ôi, bánh canh Trảng Bàng kìa” với danh tiếng miền tây vẫn lấn át được cơn lười biếng. Cả nhóm lục tục kéo vào quán, dè dặt gọi mỗi người một tô nhỏ. Hóa ra loáng cái, phải gọi thêm cả mấy tô to! read more

74A51C9694 Jpeg

Những quán chay ngon ở TP. Hồ Chí Minh

Món chay rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Đặc biệt các ngày tuần lễ, người ta tìm tới món chay nhiều hơn. Nhiều quán hàng chay được mở ra trên cả nước, tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Bạn có thể tìm thấy không gian yên tĩnh, tâm hồn thanh tịnh ở những quán chay ngon sau đây ở Sài Gòn.

Ăn chay để thanh tịnh tâm hồn, để tạm quên đi những lo toan của cuộc sống, tận hưởng những khoảnh khắc bình yên để lấy lại năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. read more

8D598Eead3 Jpeg

Đi ăn phá lấu vỉa hè

Cuối năm, tiệc tùng liên hoan mãi cũng chán, bạn bè rủ nhau đi ăn phá lấu ở quận 4. Vì người khởi xướng đã cam đoan món này từ dân nhậu sành điệu đến trẻ nít đều ghiền nên những cái bao tử đang ở mức “bão hòa” món ngon đều háo hức muốn thưởng thức. Chỉ năm ngàn đồng một chén mà tốn cả chục cú điện thoại hẹn hò, rồi xăng xe lặn lội từ nơi xa đến thành ra một cuộc ăn vặt… hoành tráng. Qua cầu Khánh Hội, đi thêm một đoạn đường ngắn nữa là đến quán phá lấu.

Đông đúc hàng quán read more

Kỳ thú chè hột vịt

Cũng như chè đậu xanh, chè hột vịt được thực hiện khá đơn giản: Đậu xanh cà vo sạch cho vào nồi đun trên bếp lửa riu riu. Khi thấy đậu xanh có chất nhựa (nhừ) thì cho đường cát trắng vào. Hớt bọt nhiều lần đến khi thấy nồi chè sôi, nổi bong bóng thì cho hột vịt vào.

Để món ăn ngon hơn, người ta thực hiện công đoạn cho hột vịt vào nồi một cách khá công phu: dùng dao nhỏ, bén chặt thật nhẹ, thật khéo chính giữa hột vịt. Nhẹ tay tách vỏ, từ từ trút hột vịt vào nồi chè. Làm như vậy, hột vịt được giữ nguyên vẹn hình thể khi đã chín. Nếu không xử lý khéo như vậy, thì hột vịt khi cho vào nồi sẽ trở thành một thứ “hỗn tạp”, tròng trắng và tròng đỏ trộn lẫn vào nhau, vừa không đẹp mắt vừa mất ngon! Xử lý xong hết số hột vịt đủ dùng cho nồi chè, người ta mới cho phổ tai đã ngâm nở xắt sợi và gừng xắt sợi vào. Nồi chè sôi vài dạo thì nhấc xuống, múc ra chén… read more