F159B73B71 Jpeg

5 cách để giúp con không bị tăng độ cận thị

5 CáCh để GiúP Con KhôNg Bị TăNg độ CậN Thị - ẢNh 1.

ThS.Bác sĩ Hoàng Thanh Nga thăm khám cho bệnh nhân

Qua thăm khám mắt cho cháu bé, ThS.Bác sĩ Hoàng Thanh Nga (Bệnh viện Mắt Hà Nội 2) cho biết, nguyên nhân khiến độ cận của bé tăng nhanh là do thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ít có thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời. Cháu bé ngồi học và xem tivi không đảm bảo khoảng cách tối thiểu và thiếu ánh sáng.

Cũng theo bác sĩ Nga, trong một số trường hợp trẻ bị cận thị nặng là do đeo kính không đúng số, có thể cao hoặc thấp hơn độ cận thực tế của trẻ, không thăm khám định kỳ. Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền, bẩm sinh, giới tính (nữ giới thường tăng độ cận thị nhanh hơn nam giới).

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, khó có thể tự nói ra chính xác vấn đề mắt của mình. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải chủ động, thường xuyên theo dõi thói quen sinh hoạt của con, phát hiện dấu hiệu bất thường ở mắt của trẻ, tránh trường hợp khi phát hiện thì độ cận đã quá cao.

“Không khó để kiểm soát cận thị và hạn chế số độ tăng nhanh nhưng các bậc cha mẹ lại dễ bỏ qua hoặc có thể thực hiện chưa đúng, chưa đủ nên hiệu quả mang lại không như mong muốn”, bác sĩ Nga thông tin.

Theo bác sĩ Hoàng Thanh Nga, để kiểm soát độ cận thị của con, các bậc cha mẹ cần quan tâm những điều sau:

– Cho con đeo kính đúng độ cận, giúp trẻ có được thị lực tốt nhất. Để biết chính xác độ khúc xạ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.

– Đảm bảo trẻ ngồi đọc với khoảng cách phù hợp và đủ ánh sáng; đồng thời bố trí thời gian học, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với việc rèn cho trẻ thói quen tập nhìn xa. Một điều đặc biệt quan trọng là tăng cường hoạt động ngoài trời, giúp mắt được thư giãn và hạn chế tăng cận.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ từ các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, omega 3…

– Các phương pháp kiểm soát cận thị hiện nay (thuốc atropine, kính áp tròng ban đêm Ortho-K, kính gọng kiểm soát cận thị) đều có thể kiểm soát tiến triển cận thị tốt và an toàn. Bố mẹ nên đưa con tới cơ sở nhãn khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

– Khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt để kịp thời phát hiện và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường hoặc tăng độ cận quá nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *