470011Ecf5 Jpeg

TS Trần Du Lịch: ‘TPHCM nên sáp nhập quận 4 vào quận 1’

74 bài viết
  • Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
    Tại:
  • Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
    Tại:
470011Ecf5

TS. Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo. Ảnh: N.D.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện cơ chế đặc thù phát triển TPHCM cho rằng, TPHCM từng là thương cảng quốc tế sầm uất. Do đó, TPHCM nên tận dụng vị trí của cảng Nhà Rồng-Khánh Hội để xây dựng một cảng du lịch tàu biển đón du khách trong và ngoài nước với mục tiêu biến nơi đây thành trung tâm hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế đêm của thế giới. Làm được như vậy, trong tương lai, TPHCM sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế với thế mạnh là du lịch tàu biển.

Về lâu dài, TS. Trần Du Lịch kiến nghị, TPHCM nên sáp nhập quận 4 vào quận 1, mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, tạo điểm nhấn kết nối một dải ven sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Tân Thuận (quận 7), kéo trung tâm TPHCM hướng ra bờ sông để tạo điểm nhấn.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng, TPHCM là thành phố cảng xuất hiện sớm nhất của Việt Nam theo những tiêu chí phổ quát của thế giới. Do đó, nếu không quan tâm đến độ tĩnh không của các cây cầu, thì sông Sài Gòn vốn đi sâu vào trong lòng thành phố sẽ có khả năng bị đứt đoạn, qua đó khai tử không gian cốt lõi cũng như danh vị “thành phố cảng”.

“Bài học về cây cầu Ba Son và có thể còn liên quan đến những cây cầu Thủ Thiêm 3 và cầu Thủ Thiêm 4 với độ thông thủy rất thấp sẽ chặn đứng những con tàu đi sâu vào thành phố như biểu trưng sống động và đầy “nhớ nhung” về một thành phố cảng đang dễ bị phai mờ và có thể mất hẳn cho dù các cơ sở của công nghệ cảng và logistic có mạnh mẽ đến đâu…”, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định.

F49A3De9Df

TS. Trần Du Lịch kiến nghị, TPHCM nên sáp nhập quận 4 vào quận 1, mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, tạo điểm nhấn kết nối một dải ven sông. Ảnh: N.D.

Tương tự, PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng khẳng định, chúng ta cần phải định hình chân dung TPHCM tương lai, trong đó cầu Thủ Thiêm 4 có một vai trò vô cùng quan trọng. TPHCM cần tận dụng lợi thế mở do sông Sài Gòn mang lại, không thể lãng phí và chặn độ mở bằng một cây cầu có độ tĩnh không thấp.

“Chúng ta nên hình dung TPHCM như một thành phố hội nhập, gắn với sông nước, với các công trình kiến trúc bên sông và ven sông. Nếu nhìn rộng và xa cho TPHCM, các con sông như Sài Gòn, Đồng Nai là những con sông thuần Việt rất hiếm. Những con sông này cần được chúng ta tìm mọi cách để bảo vệ, ngay từ thời điểm này”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ chạy từ trước giao lộ cầu Tân Thuận-Nguyễn Văn Linh khoảng 200 m rồi đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đến ngã tư giao với Huỳnh Tấn Phát thì rẽ trái. Sau đó cầu kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt qua sông Sài Gòn và nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến 2.160 m. Có 5 phương án thiết kế cầu được đề xuất với chiều cao tĩnh không 10 m, 15 m và 45 m.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *