1333659C4A Jpeg

Trà hoa cúc có tác dụng gì? Cơ thể sẽ ra sao khi bạn uống trà hoa cúc buổi tối?

Trà hoa cúc không chỉ là một món đồ uống thơm ngon mà còn có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Vào buổi tối, một ly trà hoa cúc dịu nhẹ, ấm nóng có thể giúp bạn thư thái và dễ ngủ hơn.

Trà hoa cúc là gì

Hoa cúc là một loại thảo mộc có hoa thuộc họ thực vật Asteraceae. Hoa cúc chứa nhiều hợp chất thực vật mạnh mẽ như flavonoid, sesquiterpen, và các chất chống oxy hóa khác. Khi được phơi khô, hoa cúc có thể được sử dụng cho các phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, bao gồm việc pha một tách trà hoa cúc thơm ngon.

Để biến thảo mộc thành trà, hoa của cây hoa cúc được phơi khô và sau đó ngâm trong nước nóng. Từ nhiều thế kỷ, hoa cúc được coi là một loại thảo mộc có tác dụng làm dịu – dùng để pha trà rất dễ uống và lành mạnh.

1333659C4A

Ad8C69Abe1

Trà hoa cúc có hương thơm dịu nhẹ, được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa

Những tác dụng cho sức khỏe của trà hoa cúc

Mặc dù nghiên cứu về tác dụng của trà hoa cúc còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu sử dụng chiết xuất hoa cúc hoặc các dạng khác của hoa cúc cho thấy trà thảo mộc này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây:

Có thể làm dịu các vấn đề tiêu hóa

Uống trà hoa cúc có thể cải thiện các vấn đề tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, viêm loét đại tràng và các rối loạn khác. Chất đắng nhẹ của trà hỗ trợ giảm các triệu chứng của tiêu hóa kém, cũng như kích thích dạ dày nhẹ.

Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy trà hoa cúc hữu ích trong việc giảm đầy hơi cho bệnh nhân sau mổ cắt túi mật. Các tác giả lưu ý rằng phản ứng này có thể do khả năng giảm viêm nhiễm và làm dịu cơ trơn của đường ruột từ trà hoa cúc. Cần thêm nghiên cứu để xác nhận những đặc tính này.

Có thể giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Uống trà thảo mộc nóng, bao gồm trà hoa cúc, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài khả năng giảm căng thẳng và chướng bụng, cũng như làm dịu dạ dày, một tách trà hoa cúc ấm cũng có thể giúp giảm viêm, đau và co thắt ở bụng dưới. Điều này đặc biệt hữu ích với chị em đang kỳ “đèn đỏ”.

Một đánh giá năm 2021 với 7 nghiên cứu cho thấy hoa cúc có thể giúp giảm đau bụng kinh liên quan đến PMS và giảm chảy máu. Một nghiên cứu khác với 118 người tham gia cho thấy những ai uống viên hoa cúc 250 mg mỗi 8 giờ thì ít có các triệu chứng nặng liên quan tới PMS hơn so với những người dùng giả dược.

1518Ce936D

Uống trà hoa cúc mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết

Trà hoa cúc có thể giúp duy trì đường huyết do chứa các hợp chất như apigenin và quercetin. Các tính chất chống viêm và chống oxy hóa của loại trà này cũng có thể giúp giảm thiểu insulin kháng và sự tổn thương tế bào do các hợp chất có tên gọi là gốc tự do gây ra.

Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Nutrition cho thấy uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày trong vòng 8 tuần giúp giảm mức insulin, cải thiện khả năng tiếp thu insulin và giảm mức hemoglobin A1C (mức trung bình của đường huyết qua thời gian) ở người mắc tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, một đánh giá của 15 nghiên cứu cho thấy hoa cúc có thể bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa và các vấn đề liên quan đến tiểu đường, bao gồm vấn đề thận và gan như bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan tới uống rượu, bệnh thận đái tháo đường.

Có thể tăng cường sức khỏe tim mạch

Các hợp chất sinh học của trà hoa cúc mang lại những lợi ích tiềm ẩn cho sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia y tế, hoa cúc có thể giúp giảm viêm, điều chỉnh huyết áp và giảm mức cholesterol. Những hiệu ứng này có thể xuất phát từ sự hiện diện của flavonoid trong trà, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu năm 2015 với 64 người mắc tiểu đường tuýp 2 đánh giá tác động của việc uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày trong vòng 8 tuần đã báo cáo về sự cải thiện về mức hemoglobin A1c và mức insulin ở người tham gia, cũng như giảm đáng kể mức cholesterol tổng, mức cholesterol LDL và triglyceride. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Phytomedicine xem xét các lợi ích của hoa cúc đối với rối loạn lo âu và thấy rằng việc uống 1.500 mg chiết xuất hoa cúc mỗi ngày giảm đáng kể huyết áp và cân nặng của người tham gia sau 12 tuần.

Uống trà hoa cúc mỗi tối mang lại điều gì cho cơ thể?

Từ lâu, nhiều nghiên cứu và các chuyên gia đã khẳng định, các thành phần trong một số loại trà thảo mộc, gồm trà hoa cúc, giúp thư giãn và làm dịu tinh thần.

Chuyên gia dinh dưỡng Rosie Millen (Anh) cho rằng, vào buổi tối, thay vì dùng một ly cà phê, quý vị hãy nhâm nhi một tách trà hoa cúc và tác dụng kỳ diệu sẽ tới. Món đồ uống này tác động tới một loại hormone trong cơ thể khiến chúng ta buồn ngủ – được gọi là melatonin.

Trà hoa cúc chứa apigenin – chất chống oxy hóa liên kết với một số thụ thể trong não của quý vị, thúc đẩy cảm giác buồn ngủ và giảm chứng mất ngủ. Vì lý do này, khi uống trà hoa cúc, giấc ngủ đến rất êm đềm.

Ngoài trà hoa cúc, chất apigenin có trong rau mùi tây, cần tây… Tuy nhiên, những thứ này có hương và vị không dễ chịu như hoa cúc.

C29050Bb0D

Uống trà hoa cúc buổi tối có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. (Ảnh minh họa)

Trên trang The Sun, Tiến sĩ Tim Bond, thành viên Ủy ban cố vấn về trà tại Anh cho biết việc chọn trà hoa cúc đặc biệt có lợi cho giấc ngủ.

Trà hoa cúc không có caffein mà chứa apigenin nên giúp giảm tình trạng mất ngủ, rất hữu ích với những người bị mất ngủ kinh niên. Một thử nghiệm với các bà mẹ mới sinh bị rối loạn giấc ngủ cho thấy, uống một ly lớn (300ml) trà hoa cúc mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng trầm cảm.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người sử dụng 270mg chiết xuất hoa cúc hai lần mỗi ngày trong 28 ngày thì ít thức giấc vào ban đêm hơn 1/3 lần và dễ ngủ hơn 15 phút so với những người không sử dụng chiết xuất này.

Ngay cả khi bạn không gặp khó khăn gì về giấc ngủ, việc nhâm nhi một tách trà thảo mộc ấm buổi tối mùa thu đông cũng là thú vui rất tao nhã, lại mang lại một số tác dụng tốt cho sức khỏe.

Theo chuyên gia về trà Bethan Thomas, người có bằng Khoa học về Trà tại Đại học Nông nghiệp Phúc Kiến (Trung Quốc), một tách trà có thể hữu ích cho chúng ta theo nhiều cách khác nhau: Thứ nhất, khi nhâm nhi ly trà hoa cúc, bạn dành thời gian lắng lại và suy ngẫm, sống chậm một chút và tập trung vào hơi thở. Tiếp đó, bạn có thể trò chuyện với người thân hay bạn bè và vượt qua những cảm giác sợ hãi ẩn sâu trong lòng. Thứ hai, các thành phần trong một số loại trà thảo mộc rất tốt để giảm cảm giác lo lắng và giúp ta thư giãn.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần đã chứng minh cúc La Mã có tác dụng giảm lo âu và chống trầm cảm – làm giảm cảm giác lo lắng ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu nói chung.

Uống trà hoa cúc có tác dụng phụ gì không?

Trà hoa cúc thường được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Mặc dù không phổ biến nhưng các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở một số người dùng các sản phẩm hoa cúc, bao gồm cả trà hoa cúc.

Hoa cúc thường được coi là an toàn khi tiêu thụ với lượng có trong trà, nhưng một số người có thể cần hạn chế ăn hoặc tránh hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, vì hoa cúc là một thành viên của họ cỏ phấn hương nên những người bị dị ứng với loại cỏ này có thể thấy triệu chứng dị ứng của mình nghiêm trọng hơn nếu uống trà hoa cúc. Ngoài ra, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về việc uống trà hoa cúc khi mang thai hay khi cho con bú có an toàn hay không. Loại trà thảo dược này cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như warfarin (thuốc làm loãng máu) và cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch dùng để ngăn ngừa đào thải các cơ quan cấy ghép).

Theo các chuyên gia, hoa cúc là thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao nên những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gặp nhiều triệu chứng hơn khi uống.

Nếu muốn sử dụng trà hoa cúc cho mục đích y tế, trước tiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó hoặc đang dùng một số loại thuốc.

Dee2D42F8C
Cơ thể sẽ ra sao khi bạn ăn một quả cà chua mỗi ngày? Tác dụng bất ngờ cho phụ nữ nhưng ít ai biết
Cà chua là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, có thể nấu chín như một loại rau hoặc ăn sống. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều…
Bấm xem >>

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *