5E11E002F7 Png

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: “Sóng” cuồn cuộn tại nhóm cổ phiếu BĐS, một mã trên HOSE tím trần 3 phiên liên tiếp sau khi báo lãi tăng gấp gần 10 lần

VN-Index tiếp tục nối dài mạch tăng điểm và ghi nhận tuần giao dịch tích cực khi lực cầu luân phiên tìm đến các nhóm ngành khác nhau giúp chỉ số chung tiệm cận vùng kháng cực mạnh quanh 1.200 – 1.210. Thanh khoản cũng cải thiện tốt với giá trị khớp lệnh trên HOSE vượt 20.500 tỷ đồng trong phiên cuối tuần.

Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có mức tăng khá tốt, cao nhất là 40% và thấp nhất là 14%. Tâm điểm thị trường dồn về nhóm cổ phiếu BĐS khi đồng loạt “bốc đầu” với mức tăng vượt trội như LEC, SJS, NVL, HPX, DXG, NBB,…

Nổi bật nhất là NVL khi liên tiếp bứt phá với mức tăng 17% sau một tuần để lên 18.350 đồng/cp – mức giá cao nhất của cổ phiếu từ tháng 12/2022. Đáng chú ý, dòng tiền vào cổ phiếu BĐS cũng tăng đột biến gấp 2-3 lần mức trung bình, thậm chí phiên giao dịch đầu tuần khớp lệnh kỷ lục 96 triệu cổ phiếu.

Mặc dù NVL vẫn ghi nhận lợi nhuận âm 201 tỷ đồng trong quý 2, nhưng doanh nghiệp dự kiến sẽ ghi nhận lãi sau thuế trở lại với con số lần lượt là 310 tỷ đồng và 515 tỷ đồng trong quý 3 và 4/2023.

Tương tự với DXG và NBB, sau khi tăng tốc lần lượt 15% và 14% sau một tuần, thị giá hai cổ phiếu BĐS này đã chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2022.

SJS cũng là một cái tên nổi bật trong nhóm BĐS khi liên tục bứt phá sau khi ghi nhận lãi đột biến trong quý 2/2023. Mặc dù doanh thu giảm sâu, nhưng nhờ khoản thu tài chính “cứu cánh” giúp SJC báo lãi sau thuế gần 58 tỷ đồng trong quý 2, gấp gần 10 lần cùng kỳ năm trước. Phản ứng mạnh trước thông tin này, cổ phiếu SJS đã tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp đẩy giá lên 57.200 đồng/cp.

Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức giảm trên 7%. Đáng chú ý, áp lực chốt lời khá mạnh đã xuất hiện tại CTD sau đà tăng nóng trước những kỳ vọng về dự án đấu thầu thi công Sân bay Long Thành.

Trên sàn HNX , top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 19-33%. Những mã tăng điểm chủ yếu là cổ phiếu nhỏ, có tính đầu cơ cao.

Tiêu biểu là NET của CTCP Bột giặt NET khi bứt phá khá tốt sau khi công bố KQKD tích cực. Dù áp lực điều chỉnh xuất hiện vào hai phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần cổ phiếu này vẫn tăng 19%.

Đà tăng tốc của NET đến sau KQKD khả quan trong quý 2/2023 với lãi sau thuế đạt hơn 59 tỷ đồng, tăng 149% so với cùng kỳ – đây cũng là con số lãi theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp bột giặt này.

Top 10 Cổ PhiếU TăNg/GiảM MạNh NhấT TuầN: &Amp;Quot;SóNg&Amp;Quot; CuồN CuộN TạI NhóM Cổ PhiếU BĐS, MộT Mã TrêN Hose TíM TrầN 3 PhiêN LiêN TiếP Sau Khi BáO LãI TăNg GấP GầN 10 LầN - ẢNh 2.

Ở chiều giảm giá, trong tuần qua nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm từ 10% – 20% trên HNX.

Trên UPCOM , biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 31%-84% trong tuần qua.

“Quán quân” tăng giá trên UPCOM tuần này gọi tên của VSF của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Công ty cổ phần. Sau 4 phiên tăng giá trong đó có 3 phiên tăng trần, VSF đã tăng đến 84% giá trị.

Không riêng VSF, nhiều cổ phiếu gạo cũng đua nhau tăng tốc trong thời gian gần đây. Thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo được giới chuyên gia đánh giá là tin tốt cho doanh nghiệp có sẵn hàng tại Việt Nam.

Top 10 Cổ PhiếU TăNg/GiảM MạNh NhấT TuầN: &Amp;Quot;SóNg&Amp;Quot; CuồN CuộN TạI NhóM Cổ PhiếU BĐS, MộT Mã TrêN Hose TíM TrầN 3 PhiêN LiêN TiếP Sau Khi BáO LãI TăNg GấP GầN 10 LầN - ẢNh 3.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 15% – 27%.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 15% – 27%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *