Bất chấp giá dầu tăng mạnh vào năm ngoái, các thành viên OPEC đang được hưởng lợi nhuận rất bất bình đẳng từ một rổ hàng hóa và thị trường thu hẹp.
Trên thực tế, liên minh đang đứng trước thời khắc căng thẳng nghiêm trọng, do nhu cầu nguyên liệu thô giảm và thiếu sự phối hợp một cách thực chất giữa các thành viên.
“Một số chuyên gia cho rằng OPEC+ có nguy cơ phân rã trong tương lai gần, số phận của tổ chức đang ở thế nguy hiểm”, nhà báo Hayley Zaremba của tờ OilPrice nhận xét.
Năm ngoái, OPEC+ đã công bố doanh thu cao nhất kể từ năm 2013 là 888 tỷ USD, nhưng giá điều chỉnh theo lạm phát đã giảm gần 1/5 so với năm 2014.
Ả Rập Saudi – nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC đã thúc đẩy cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu ở mức cao, nhưng điều này khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Riyadh từ 3,2% xuống 1,9%, bên cạnh đó thu ngân sách nhà nước cũng giảm.
Gánh nặng của việc cắt giảm sản lượng được chia sẻ không đồng đều: Nga được cho là sẽ hưởng lợi từ việc làm của Ả Rập Xê Út, điều này có thể dẫn đến việc Moskva vượt qua Riyadh để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC+.
Sự thật cay đắng là OPEC cần Nga để duy trì khả năng kiểm soát giá dầu, nhất là khi ngày càng có nhiều thành viên OPEC đã vượt quá đỉnh về năng lực sản xuất từ lâu, họ còn bị cản trở bởi xung đột, lệnh trừng phạt và quản lý yếu kém.
Điều này chỉ ra rằng liên minh các nước sản xuất dầu mỏ sẽ chỉ cứu được giá dầu Nga – quốc gia không phải thành viên chính thức, mà thuộc về phiên bản mở rộng của tổ chức.
Việc Moskva cố gắng vượt qua các biện pháp trừng phạt tạo ra tiền lệ thị trường không chịu sự quản lý, kiểm soát thủ công của một ai đó (từ phương Tây), kích thích tiềm năng độc lập.
Không chỉ có vậy, những nỗ lực của Liên bang Nga nhìn chung có lợi cho toàn bộ ngành năng lượng toàn cầu: sự khủng hoảng của OPEC – tổ chức kiểm soát hơn 40% sản lượng thế giới, sẽ làm giảm giá dầu thô xuống ít nhất 35 USD. Và điều này sẽ tương đương với một đòn giáng mạnh vào nhiều nền kinh tế trên thế giới.