Sinh con đánh dấu bước ngoặt cũng như hành trình của người cha, người mẹ trong vai trò mới. Sẽ là những khoảnh khắc hạnh phúc không nói nên lời khi trên cuộc đời xuất hiện một thiên thần bé bỏng. Nhưng cũng đồng nghĩa với vô vàn thách thức và khó khăn đặt ra cho cha mẹ.
Việc có 1 em bé là quyết định quan trọng đối với gia đình, ảnh hưởng lớn kinh tế, tâm lý và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị tinh thần thật kỹ trước khi . Tốt nhất, mẹ hãy tự đặt ra cho mình 5 câu hỏi dưới đây để xem bản thân đã thực sự sẵn sàng cho vai trò mới chưa.
1. Sức khỏe của cả 2 vợ chồng đã được chuẩn bị thật tốt?
Trước khi quyết định mang thai ít nhất 3 tháng, vợ chồng nên có một kế hoạch giữ gìn sức khỏe. Hai vợ chồng có thể tham khảo một vài hoạt động thể thao tăng cường thể lực cho cả nam và nữ. Nam giới không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn (thuốc lá, rượu, bia…); đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm, lysine, vitamin C để tăng chất lượng tinh trùng. Các thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, thịt bò, hàu, thịt gà, trứng gà, trái cây cam, xoài, bông cải xanh, cà chua…
Nữ giới nên bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, đặc biệt là giàu sắt, axit folic, canxi và vitamin. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết như chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, trứng gà, các loại trái cây.
Thăm khám sức khỏe để đánh giá chức năng sinh sản là cần thiết nhất đối với những cặp đôi sắp kết hôn. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện uy tín có gói khám sức khỏe tiền hôn nhân. Các gói khám này giúp đánh giá khả năng sinh sản tương đối toàn diện. Từ đó, giúp bạn phòng tránh, sớm phát hiện, điều trị các bệnh lý không mong muốn.
2. Mẹ đã tiêm phòng trước khi mang thai?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Mẹ hoàn toàn có thể mắc cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não… đều là những căn bệnh rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến em bé. Bởi vậy tiêm phòng trước khi mang thai là điều cực kỳ cần thiết giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi.
3. Hãy chắc chắn rằng không có sự xáo trộn hoặc chấp nhận những thay đổi về công việc
Nếu đi làm sau khi sinh con, mẹ hãy xem xét tính chất công việc có thật sự phù hợp để vừa chăm con vừa đi làm hay không. Liệu có ổn nếu mỗi ngày tan làm lúc 5 giờ để đón con từ nhà trẻ hay công việc của mẹ phải làm muộn giờ hơn?
Có những sự thật rất phũ phàng mà chỉ khi trở thành mẹ mới nhận ra. Nhiều mẹ thật sự hối tiếc vì đã nghỉ việc để làm mẹ toàn thời gian. Vì vậy, mẹ hãy cân nhắc kỹ càng để tránh thất vọng về sau.
4. Học cách làm cha mẹ bằng việc trang bị kiến thức
Những thay đổi trong quá trình mang thai có thể dẫn đến căng thẳng, stress… ít nhiều ảnh hưởng đến đến thai nhi, nguy cơ sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường nếu bà mẹ không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khi bắt đầu làm mẹ.
Hãy tham khảo nhiều tài liệu, sách khoa học liên quan đến việc nuôi dạy con cái, chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bố mẹ.
5. Mở tài khoản tiết kiệm, chuẩn bị tài chính thật tốt
Đừng quên đóng băng các thẻ tín dụng. Tốt nhất, bạn nên làm điều này sau khi bạn sinh bé đầu tiên. Bởi vì từ việc mua tã cho bé, mua sữa cho bé, mua quần áo, đồ dùng cho đến chi phí nhập học của bé,… tất cả đều vô cùng tốn kém mà có đôi lúc bạn sẽ phải thốt lên rằng “Sao một đứa bé lại có thể tiêu tốn hơn cả một người lớn vậy?”.
Khi sinh con nghĩa là bạn phải chuẩn bị tăng gấp đôi chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sinh con cần một khoản tiền viện phí. Nuôi con cần tiền bỉm, tiền sữa, tiền quần áo, tiền thăm khám, tiền thuốc men cùng nhiều loại tiền phát sinh khác. Ngay cả khi bé con hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng đã có vô số loại chi phí rồi.
Mặt khác, vào thời kỳ thai sản thì trong gia đình đương nhiên mất đi nguồn thu nhập từ người mẹ. Vì vậy, để tránh rơi vào trường hợp “chạy ăn từng bữa”, chật vật gây ra xung đột thì cả hai vợ chồng phải có sự chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.
6. Lắng nghe trái tim mình
Sau khi xem xét các khía cạnh trên, bố mẹ nên ngồi xuống, bình tâm suy nghĩ liệu mình có thực sự muốn có một đứa con. Hãy lắng nghe trái tim mình, bởi quyết định này được dẫn dắt bởi chính trái tim. Nếu cả mẹ và bố đều muốn có con, có lẽ không có thời điểm nào phù hợp hơn ngay lúc này.