9Acb88Bdaf Png

Một quốc gia châu Á tham vọng trở thành ‘trọng điểm’ ngành bán dẫn, hàng loạt ông lớn toàn cầu nghe tin phải ‘ghé thăm’, có doanh nghiệp còn tức tốc đầu tư hơn 9 nghìn tỷ vì tiềm năng quá lớn

Theo CNBC, giám đốc điều hành của một số công ty bán dẫn hàng đầu nước Mỹ đã dành nhiều lời khen ngợi cho lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ tại SemiconIndia, một sự kiện lớn được tổ chức vào ngày 28/7 vừa qua.

Sự kiện vinh dự có sự góp mặt của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu Bán dẫn (SEMI) Ajit Manocha cũng tham dự. Được biết, nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đang có mong muốn định vị mình là một cường quốc toàn cầu về chip.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Tại sự kiện, giám đốc điều hành của Micron, Cadence; quản lý điều hành cấp cao của Applied Materials và AMD đã có đôi lời phát biểu về kế hoạch đầu tư của họ vào thị trường chip của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trong bài phát biểu quan trọng, ông Manocha cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ, nước này hội tụ nhiều lợi thế từ địa chính trị, chính sách của nhà nước và năng lực của khu vực tư nhân – giúp Ấn Độ trở thành người chơi quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. 2023 là thời khắc quan trọng – năm mà mọi thứ bắt đầu hình thành”.

CNBC đánh giá, sự kiện với sự góp mặt của nhiều công ty chip hàng đầu thế giới này đã cho thấy tham vọng trở thành một trung tâm trọng điểm về chất bán dẫn của Ấn Độ – bên cạnh Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Chiến lược của Ấn Độ

Chiến lược chip của Ấn Độ bao gồm hai phần chính. Đầu tiên là thu hút các công ty nước ngoài thành lập, hoạt động và đầu tư tại đây. Thứ hai là hình thành liên minh với các quốc gia bán dẫn quan trọng khác như Mỹ.

Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bán dẫn. Vào tháng 12/2022, họ đã phê duyệt kế hoạch khuyến khích trị giá gần 10 tỷ USD cho ngành công nghiệp này. Điều đó cũng đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp nước ngoài.

MộT QuốC Gia ChâU Á Tham VọNg Trở ThàNh ‘TrọNg đIểM’ NgàNh BáN DẫN, HàNg LoạT ôNg LớN ToàN CầU Nghe Tin PhảI ‘Ghé ThăM’, Có Doanh NghiệP CòN TứC TốC đầU Tư HơN 9 NghìN Tỷ Vì TiềM NăNg Quá LớN - ẢNh 2.

Tháng trước, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã đến thăm Mỹ. Ông nói rằng nước này sẽ hợp tác với Mỹ về chất bán dẫn và các lĩnh vực khác.

Tại SemiconIndia, một số công ty chip của Mỹ đã công bố về các khoản đầu tư của họ vào Ấn Độ cũng như những kế hoạch mới trong tương lai. Họ cũng nói rằng nước này đang tập trung vào việc thu hút các công ty nước ngoài. Thương hiệu chip AMD chia sẻ họ có kế hoạch đầu tư khoảng 400 triệu USD (khoảng 9 nghìn tỷ đồng) vào Ấn Độ trong 5 năm tới.

Trong bài phát biểu tại sự kiện, Mark Papermaster, CTO của AMD nói rằng Ấn Độ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy máy học (machine learning), AI cũng như phần cứng và phần mềm.

Tháng trước, Micron cũng đã công bố kế hoạch thành lập một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn ở bang Gujarat, Ấn Độ. Khoản đầu tư của Micron sẽ có tổng trị giá lên tới 825 triệu USD.

Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành của Micron cho biết: “Chúng tôi hy vọng khoản đầu tư sẽ giúp thúc đẩy cho các khoản đầu tư khác trong lĩnh vực này, củng cố năng lực sản xuất nội địa, khuyến khích đổi mới và hỗ trợ tạo nhiều việc làm hơn”.

Bộ trưởng Công nghệ thông tin và điện tử của Ấn Độ Ashwini Vaishnaw khẳng định việc xây dựng nhà máy này sẽ bắt đầu sớm trong thời gian tới.

Một số nhà phân tích chỉ ra thị trường nội địa khổng lồ của Ấn Độ và các yếu tố tạo điều kiện từ nhà nước đã giúp thị trường chip của nước này trở nên tiềm năng hơn. “Kỹ sư và kỹ sư thiết kế lành nghề là sức mạnh của chúng tôi”, Thủ tướng Ấn Độ nói.

Tham khảo CNBC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *