Quả thật trong cuộc sống, có không nhiều cặp nàng dâuhòa hợp được với nhau. Trái lại, nhiều gia đình lại điên đầu vì mẹ chồng con dâu bất hòa.
Về xích mích trong mối quan hệ này, nhiều người đổ lỗi cho ông chồng bị kẹt ở giữa. Suy cho cùng, có người đàn ông này thì hai phụ nữ xa lạ mới vào chung một nhà.
Không thể phủ nhận rằng người chồng phải có trách nhiệm không thể trốn tránh trước sự bất hòa của mẹ đẻ và vợ. Tuy nhiên, nhiều khi nguyên nhân thực sự dẫn đến xích mích lại đến từ bố chồng. Lí do vì sao?
1. Vắng tình cảm của bố chồng khiến mẹ chồng bấu víu vào con trai
Tại sao nhiều bà mẹ chồng không kịp thời rút lui khỏi gia đình nhỏ của con trai sau khi kết hôn mà lại can thiệp vào mọi việc?
Thực ra phần lớn nguyên nhân do mẹ chồng không có chỗ để trút cảm xúc. Họ coi con trai là điểm để giải quyết tình cảm nên sẽ vô thức can thiệp vào cuộc sống riêng của con trai và con dâu. Từ đó gây ra mâu thuẫnmẹ chồng nàng dâu.
Mẹ chồng dồn hết tình cảm vào con trai, đây đúng là lỗi của bà. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thêm một người phải gánh trách nhiệm khác đó chính là bố chồng.
Nhiều mối quan hệ vợ chồng sau hôn nhân thiếu đi sự giao tiếp. Đàn ông lấy cớ bận rộn để không tham gia vào chuyện gia đình, không quan tâm đến cảm xúc của vợ, không chăm sóc con cái… Phụ nữ thường có nhu cầu cảm xúc nhiều hơn nam giới. Khi đàn ông không thể cho phụ nữ sự an ủi về tinh thần, họ sẽ tìm đến sự an ủi khác đó chính là con trai. Cả khi con trai đã lập gia đình thì họ vẫn thích chuyện trò, giãi bày và quan tâm quá mức đến.
Kết quả là mối quan hệ trong nhà không được như ý. Mẹ chồng sợ con trai bị con dâu cướp mất nên đôi khi đề phòng quá đáng, coi con dâu như kẻ thù. Khi có cháu, mẹ chồng lại đặt tình cảm lên cháu và đôi khi “tranh” cả cháu ngay trước mặt con dâu. Bà hi vọng cháu sẽ thân thiết nhất với mình. Từ đó những mâu thuẫn trong nhà liên miên hơn.
Trên thực tế, mọi người đều mong muốn được yêu thương và giá trị của mình được công nhận. Nếu mẹ chồng nhận được đủ điều đó từ bạn đời thì họ chẳng còn thời gian hay tâm trí mà can thiệp đến cuộc sống của con trai. Mâu thuẫn với con dâu trong nhà sẽ giảm bớt.
2. Bố chồng vắng mặt trong công việc gia đình khiến mâu thuẫn khó giải quyết
Dưới ảnh hưởng của tư duy lâu đời rằng đàn ông lo việc lớn bên ngoài, đàn bà lo việc nhà bên trong nên nhiều đàn ông cho rằng họ chỉ cần kiếm tiền thôi. Còn những chuyện nội trợ và lo toan nhà cửa đều do phụ nữ đảm nhận.
Bởi vậy đại đa số nam giới rất ít tham gia vào công việc gia đình. Không những hiếm khi chia sẻ việc nhà mà còn đứng ngoài việc quản lý các mối quan hệ gia đình, việc học hành của con cái… Dần dần, chuyện hôn nhân có vấn đề họ sẽ đổ lỗi cho phụ nữ bởi mặc định mình là trụ cột, chỉ ra ngoài và xử lý chuyện đối ngoại mà thôi.
Một mặt, việc người bố vắng mặt trong công việc gia đình sẽ khiến con trai noi gương một cách “bất ổn”. Họ tự thấy đàn ông không cần can thiệp vào công việc gia đình, đặc biệt là những mâu thuẫnmẹ chồng nàng dâuvốn bị cho là “nhỏ nhặt” vì là mâu thuẫn nội bộ.
Bởi vậy khi xảy ra chuyện, người chồng đứng giữa lại không phát huy vai trò “cầu nối”. Anh ta bàng quan sẽ càng khiến mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ thêm nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, bố chồng không tham gia vào công việc gia đình và phớt lờ sự xích mích của phụ nữ, để cho con trai cũng bơ vơ, điều đó không đủ để xoa dịu mâu thuẫn trong nhà.
Suy cho cùng, với tư cách con trai và chồng, khi mẹ và vợ xích mích nói thay ai cũng không tốt. Cho dù anh nói có lí thì cũng bị coi là dấu hiệu không quan tâm đến cảm xúc. Nhưng bố chồng lại khác, ông là người lớn tuổi, bất cứ khi nào tỏ ra uy quyền thì mẹ chồng hay con dâu cũng phải kính nể.
Bởi vậy, bố chồng hiện diện rất quan trọng trong gia đình. Ông không chỉ là tấm gương cho con trai mà còn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sự ổn định, giải quyết xung đột khi con lâm vào tình thế khó xử giữa mẹ và vợ.
Bởi thế mới nói, đối với mâu thuẫnmẹ chồng nàng dâu, vai trò của bố chồng cũng không kém phần quan trọng so với vai trò của chồng.
Hi vọng rằng, những ông bố sẽ nắm vững được vai trò của bản thân để cho gia đình không lâm vào những xích mích, mâu thuẫn liên miên mà chẳng có hướng giải quyết.