Những chiếc ván trượt vàng (Golden Skateboard) này được tạo nên từ vàng 24K, trọng lượng cho mỗi chiếc ván là khoảng 45kg, và chỉ có đúng 8 chiếc ván trượt trên toàn cầu. Thời điểm giao dịch cao nhất, từng có chiếc ván được định giá 400 ngàn USD.
Về mặt thiết kế, xét về kích thước và ngoại hình những chiếc ván này không khác biệt so với ván trượt thông thường, ngoài việc nó hoàn toàn bằng vàng 24K, đồng thời có những họa tiết chạm khắc tinh xảo tô điểm thêm nét “sang trọng”.
Về mặt thiết kế, xét về kích thước và ngoại hình những chiếc ván này không khác biệt so với ván trượt thông thường, ngoài việc nó hoàn toàn bằng vàng 24K, đồng thời có những họa tiết chạm khắc tinh xảo tô điểm thêm nét “sang trọng”.
Nếu chỉ là một chiếc ván vàng 24K thì giá trị của Golden Skateboard sẽ không cao ngất ngưởng như thế. Không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, chiếc ván trượt này còn là một bước tiến đột phá về công nghệ, đánh dấu sự ra đời của tiêu chuẩn mới toàn cầu được gọi là PBT, hay Physical Backed Token. Đây là sự biểu tượng sự kết nối giữa thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số. Nó cũng là chiếc ván trượt đắt giá nhất từ trước tới nay, được làm từ vàng 24K, nặng đến 20kg, và tích hợp chip mã hóa BEAN Chip. Chip này không chỉ chứng thực quyền sở hữu trong không gian số mà còn trong thực tế. PBT, tiêu chuẩn mã nguồn mở trên blockchain, giúp các thương hiệu và nhà sáng tạo tạo ra những trải nghiệm và câu chuyện thế hệ mới cho cộng đồng của mình.
Những ý tưởng táo bạo này xuất phát từ giải pháp số hóa sản phẩm vật lý do Chiru Labs thực hiện, sau đó được startup Việt Nam – Kardia Labs áp dụng công nghệ tương tự với tên gọi Kyokai.
Giải pháp công nghệ Kyokai được chia thành hai phần: Phần đầu tiên là hạ tầng kết nối với thế giới online và phần tiếp theo là chíp vật lý NFC+ gắn vào sản phẩm. Khi một chip NFC+ được gắn vào sản phẩm vật lý, giúp sản phẩm có thể tự định danh được trên app (ứng dụng riêng), từ đó nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh – khai thác có thể lưu trữ và quản lý được sản phẩm đã được số hoá một cách khoa học nhất, tạo ra tính minh bạch và độc bản.
Chủ sở hữu của tấm ván này có thể dùng smartphone quét con chip để khẳng định quyền sở hữu. Khi muốn bán tấm ván này, chủ của ván trượt vàng có thể quét con chip để chuyển quyền sở hữu sang người khác.
Gian hàng của Kardia Labs tại sự kiện VIIE 2023
Studio sáng tạo ra Golden Skateboard, Chiru Labs cho rằng đây là bước tiến đột phá của công nghệ blockchain khi bằng cách này, chúng ta có thể ghi lại ai đã từng sở hữu vật phẩm trong quá khứ. Trên thị trường đồ cổ và nghệ thuật giá trị cao, đây là cách xác minh nguồn gốc rõ ràng mà không cần tới các biện pháp tốn kém.
Gần đây, công nghệ kỹ thuật số đã được áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực thời trang. Một số công ty thời trang kỹ thuật số thuộc Nike đã tận dụng công nghệ chip NFC để tích hợp vào các sản phẩm như giày, đôi giày này có các tính năng thông minh như tự động thắt dây, điều khiển bằng cử chỉ, kết nối ứng dụng,… Điều này cho thấy xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào thiết kế thời trang đang dần phổ biến.
Ở Việt Nam, nhà thiết kế tiên phong Lê Thanh Hòa cũng đã thử nghiệm kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào show diễn thời trang độc đáo diễn ra song song cả ngoài đời thực lẫn trên không gian vũ trụ ảo (metaverse). Họ hy vọng mang lại những trải nghiệm thú vị cho khán giả và mở ra hướng đi mới cho ngành thời trang trong tương lai.
Chiếc ván trượt vàng (Golden Skateboard) này sẽ được trưng bày tại chuỗi sự kiện triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 sẽ diễn ra vào ngày 28/10/2023, triển lãm kéo dài trong 5 ngày đến hết 1/11/2023.
Đây là sự kiện tầm cỡ Quốc gia hứa hẹn thu hút hơn 40 nghìn lượt khách tham dự với sự góp mặt của hơn 300 công ty, tập đoàn hàng đầu về công nghệ tại Việt Nam và trên thế giới. Sự kiện sẽ có sự tham gia của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Bộ, Ban ngành, đánh dấu cột mốc quan trọng của NIC trên hành trình vươn mình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo tầm cỡ khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển đổi tương lai kinh tế Việt Nam.