Mùa hè là giai đoạn thường phát nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, các loại ký sinh trùng gây nên. Trong đó, giời leo là một trong số những bệnh đó. Đây là một bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Giời leo còn được gọi là Zona hay xà đan thực chất là một bệnh viêm da, nổi mụn nước cấp tính. Giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở ngực, cổ, bụng, vai lưng và mặt.
Ảnh minh họa
Theo Đông y, giời leo chủ yếu do thấp nhiệt hỏa độc xâm phạm vào cơ thể, khiến cho kinh can bị hỏa độc thiêu đốt, kinh tỳ bị thấp nhiệt ứ đọng. Thấp nhiệt hỏa độc uất kết lại bên trong cơ thể, hun đốt bì phu da thịt mà thành bệnh.
Bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ 37-38 độ, đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện những nốt phỏng nước, gây đau buốt, nóng rát như bị bỏng lửa. Lúc đầu mảng giời leo chỉ bằng 1-2 đồng xu, mọc kề nhau dần dần lan thành mảng lớn. Sau 15-20 ngày, mảng giời leo dịu dần, các nốt phỏng bay hết, chỉ để lại những vết thâm trên da.
Tuy nhiên, có những trường hợp bị bôi nhiễm, nốt phỏng mưng mủ, loét sâu ở da rất khó chữa. Ngoài ra, còn có một số trường hợp sau khi nốt phỏng biến mất nhưng sẽ để lại những di chứng về thần kinh.
Trong điều kiện gia đình, ngoài việc dùng đỗ xanh giã nát đắp theo kinh nghiệm dân gian, còn có thể sử dụng một số vị thuốc có sẵn trong vườn để chữa trị như:
1. Rau sam : Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm chút băng phiến (mua ở hiệu thuốc) vào trộn đều, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-4 lần. Nếu không có băng phiến, có thể thay thế bằng nắm lá đại bi. Hoặc dùng rau sam 30g, ý dĩ nhân 30g, sắc nước uống có thể trị giời leo .
2. Lá sung : Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy: Áp dụng phương pháp trên điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.
Rau dừa nước trộn với dừa nước trị bệnh giời leo hiệu quả
3. Rau dừa nước: Dùng rau dừa nước tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, trộn với bột gạo nếp đắp vào những chỗ bị bệnh.
4. Lá cây xấu hổ: Dùng một nắm lá cây xấu hổ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh sau vào ngày là có kết quả.
5. Mơ leo: Dùng cành lá mơ leo lượng thích hợp, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh, ngày vài lần có thể trị giời leo.
6. Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi/cỏ mực tươi, rửa sạch, vò nát, vắt nước bôi, ngày bôi 3-4 lần.
Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp chữa giời leo ở mức độ nhe. Nếu bị nặng thì nên tìm đến bác sĩ để được chuẩn đoán và hướng dẫn chữa trị cụ thể hơn.
Theo Phunutoday