Df6A78B59C Jpeg

Ăn tỏi thường xuyên là “yêu gan” hay “hại gan”? Có một kiểu người chắc chắn không nên ăn tỏi hàng ngày

Tỏi là loại gia vị quen thuộc được nhiều người sử dụng nhưng lại có nhiều lời đồn không hay về loại gia vị này, chẳng hạn như tỏi có thể gây hại cho gan.

Tỏi tuy chỉ là một loại gia vị nhưng những năm gần đây, mọi người dần nhận ra được giá trị dinh dưỡng và những tác dụng của nó nên đã đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, khi tỏi trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn, các tin đồn về nó bắt đầu lan truyền, trong đó có tin đồn về việc liệu tỏi có lợi hay có hại cho gan.

Trước hết để biết tỏi lợi hay hại, chúng ta hãy xét tới giá trị dinh dưỡng và tác dụng của nó.

Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g tỏi chứa 69,8g nước, 4.4g protein, 0.2g chất béo, 23.6g carbohydrate, 5mg canxi, 44mg phốt pho, 0.4mg sắt và 3 mg vitamin C. Ngoài ra, nó còn chứa thiamine, niacin, allicin, citral và các nguyên tố vi lượng như selen, germanium.

Df6A78B59C

Tỏi là loại gia vị phổ biến có nhiều tác dụng cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Với những thành phần như vậy, tỏi có nhiều tác dụng như:

– Khử trùng: Tỏi có chứa sunfua, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh, có thể ức chế và tiêu diệt nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn, nấm và virus

– Ngăn ngừa khối u và ung thư: Germanium và selen trong tỏi có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của tế bào khối u.

– Giải độc và làm sạch đường ruột, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.

– Hạ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Tỏi có thể thúc đẩy bài tiết insulin, tăng khả năng hấp thụ glucose của tế bào mô, cải thiện khả năng dung nạp glucose của cơ thể và nhanh chóng giảm lượng đường trong máu của cơ thể.

– Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm: Tỏi có thể ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả vì nó có chứa allicin, có khả năng kháng khuẩn và khử trùng, đồng thời có thể loại bỏ một số vi khuẩn có hại và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

– Bảo vệ tim mạch và mạch máu não: Tỏi có thể ngăn chặn chất béo tích tụ trong tim mạch và mạch máu não, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo trong các mô, giúp giảm cholesterol, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường tính thấm thành mạch, ức chế huyết khối và ngăn ngừa xơ cứng động mạch hiệu quả.

Ăn tỏi thường xuyên là “yêu gan” hay “hại gan”?

Ea8A6Ac71B

Có những lời đồn đại rằng ăn nhiều tỏi sẽ hại gan vì tỏi có tính nóng. (Ảnh minh họa)

Ăn tỏi có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, riêng đối với gan – nhà máy giải độc của cơ thể con người tthì selen trong tỏi có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương. Đồng thời còn có thể tăng cường khả năng trao đổi chất của gan, giảm gánh nặng cho gan.

Bên cạnh đó, allicin trong tỏi có thể ngăn ngừa xơ gan, nhưng tỏi chỉ có thể sản xuất allicin khi cắt nhỏ và cần một lượng lớn allicin mới có thể ngăn ngừa xơ gan. Tất nhiên điều này không thể đạt được nếu chỉ ăn một hoặc hai tép tỏi nhưng cũng đừng vì vậy mà cố gắng ăn thật nhiều tỏi.

Tỏi không chỉ chứa allicin mà còn có arginine, loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và giảm áp lực cho gan. Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa của tỏi có thể ngăn chặn các chất độc hại do gan lọc chảy đến các cơ quan khác.

Gan cũng sản xuất VLDL, được gọi là cholesterol tỷ trọng rất thấp. Nếu nồng độ VLDL và các loại cholesterol khác cao có thể gây tổn hại cho gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, ăn tỏi thường xuyên có thể cân bằng loại cholesterol này và một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi hàng ngày có thể làm giảm lượng VLDL và chất béo trung tính quá mức có trong gan người.

A8167F58D1

Ad8C69Abe1

Ăn tỏi tốt cho những người có gan khỏe mạnh, với người mắc bệnh gan ăn tỏi thường xuyên không có lợi. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ gan của tỏi chỉ giới hạn ở những người có gan bình thường, đối với một số người mắc bệnh gan thì không nên ăn thường xuyên và ăn nhiều. Bởi vì tỏi là một loại thực phẩm có tính kích ứng cao, ăn quá nhiều sẽ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của gan mà còn kích thích tổn thương đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hơn nữa vì tỏi là thực phẩm có tính ấm nên nếu bạn là người âm yếu, hỏa mạnh, ăn tỏi thường xuyên có thể dẫn đến gan nóng quá, thậm chí dẫn đến mất máu trong gan. Vì vậy, những người này nên ăn điều độ và tránh tiêu thụ quá mức.

Tóm lại, mặc dù tỏi có tác dụng chữa bệnh và ăn kiêng nhất định nhưng bạn cần chú ý lượng thích hợp khi ăn và tránh tiêu thụ quá mức. Đặc biệt với những người chức năng gan kém hoặc người bị âm hư, hỏa thừa thì nên ăn tỏi cẩn thận hơn để tránh những tổn hại không đáng có cho gan và sức khỏe cơ thể.

7F6Ae23Dd7
Vì sao tỏi đen được gọi là “thần dược”? Những ai tuyệt đối không nên ăn tỏi đen?
Tỏi đen đem lại lợi ích sức khỏe vượt trội và được nhiều người tin dùng vì những công dụng tốt đối với sức khỏe.
Bấm xem >>

Thực phẩm phòng bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *